Từ điển thuật ngữ Online Marketing – Online Marketing Terms

Từ điển thuật ngữ Online Marketing – Online Marketing Terms

B

Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.
Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử

C

CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.

CPA – Cost Per Action là gì: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

CPC – Cost Per Click là gì: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.
CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì?: CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

CPD – Cost Per Duration là gì: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng…). Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

Contexual Advertising là gì: Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

Click Fraud – Fraud Click là gì: Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

Content Networks là gì: Content Networks là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.

Conversion – Conversion Rate là gì: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

D
Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px

Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

Demographics: Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

Display Advertising là gì: Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

G
Geo Targeting/Geographic: Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng

F
Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

H
Hybrid Pricing Model: Là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).

I
Impression là gì: Impression là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.

K
Keyword: Từ khoá
Khi bạn tìm bất cứ những thông tin nào bạn muốn hãy đánh vào công cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.

KPI – Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo. Thankiu sẽ có một bài viết chi tiết về các KPI sử dụng trong online marketing.
L
Landing Page là gì: Landing Page là một trang web (khác với 1 website) được tao ra nhằm mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngoài ra Landing Page còn là thuật ngữ dùng chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo banner…

M
Meta “Description” Tag: Thẻ Meta “Description”
Công cụ tìm kiếm cho phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả những người truy cập công cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn.
Meta “keywords” Tag: Thẻ Meta “từ khoá”

Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.

Meta Tag: Thẻ Meta

Meta Tag cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.

N
Newbie là gì: Newbie là thuật ngữ có nghĩa là Người mới – Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.

O
Online Marketing là gì? (Marketing Online là gì): Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing… Tìm hiểu thêm về xây dựng chiến lược online marketing >>

Organic Search Result là gì: Organic Search Result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài Organic Search Result trang kết quả tìm kiếm còn có Paid Search Result.

P
Pageviews: Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

Paid Listing: Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.

PPC – Pay Per Click: Tham khảo CPC

PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: tham khảo CPA

Payment Threshold là gì: Payment Threshold là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

Pop Up Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.

Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.

Publisher: Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Thankiu.com cũng là 1 publisher, tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…

R
ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

S
Search Engine Marketing: Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO

SEO: Search engine optimization: Tối ưu hoá (cho) động cơ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

SERP là gì?: Search Engine Result Page: SERP là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.

Sitemap: Bản đồ/sơ đồ website – Có hai loại Sitemap: 1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml, giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website;

2. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm hiểu website.
Social Media / Social Marketing là gì: Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.

Social Networks là gì? Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:
1. Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…;
2. Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…
3. Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…
4. Mạng kết bạn: Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn
5. Mạng cập nhật tin tức: Twitter
6. Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến
7. Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Vật Giá hỏi đáp, Google hỏi đáp…
8. Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…
9. Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

SSL – Secure Socket Layer: Lớp bảo mật SSL
Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.

Skycraper: Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px

U
Unique Visitor là gì: Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.

Usability: Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

V
Visit: Số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

Visitor: Số người ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

10 điều lầm tưởng về Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam

Thương Mại Điện Tử

The Laton's blog

(Top  10 myths about e-commerce in Vietnam)

I say when something sucks rather than sugarcoat it. I say when something sucks rather than sugarcoat it. (Steve Jobs)

1. Chỉ công ty trong ngành IT/ICT mới làm TMĐT giỏi

Myth: Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, khi thế giới chẳng ai biết thì về TMĐT thì các công ty IT/ICT là bá chủ lãnh địa. Ngày ấy, chẳng mấy ai biết setup server, chọc ngoáy php, đọt nét với ét quy eo, vậy nên không phải công ty IT, phần mềm, ICT thì ai? Chẳng có ai.

Nhưng đấy là chuyện ngày xưa. Ngày nảy ngày nay, người ta chỉ cần có 30 phút (như bizweb quảng cáo) là có thể có được một website bán hàng long lanh lộng lẫy. Thực tế, bây giờ là thời của những người làm Thương Mại giỏi biết tận dụng kênh Điện Tử – không phải ngược lại.

2. Hàng hóa có…

View original post 2,392 more words

…….

Trời lạnh rồi, mặc thêm áo nghe em
Gió thổi nhiều, nhớ quàng khăn kín cổ
Trời sương giá, đeo găng cho khỏi buốt
Mùa đông dài, sẽ lạnh giấc mơ quen.

Video

Dành cho em ….

Tài liệu về Digital Marketing (Internet Marketing, E-Marketing, Online Marketing)

Cạnh tranh – Michael E.Porter ( Lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh quốc gia)

Góc Gia Đình

Cạnh tranh - Michael E.Porter ( Lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh quốc gia)

– Combo bao gồm:
    + 01 cuốn Lợi thế cạnh tranh – Tác giả – Michael E.Porter .
+ 01 cuốn Lợi thế cạnh trang quốc gia – Tác giả: Michael E.Porter.

Michael Eugene Porter (23/5/1947) là Giáo sư của Đại học Harvard, Hoa Kỳ; nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. Michael E. Porter là cố vấn trong lĩnh vực cạnh tranh cho lãnh đạo nhiều nước như Hoa Kỳ, Ireland, Nga, Singapore, Anh.

Ông đã được chính phủ nhiều nước mời tư vấn về chiến lược cạnh tranh quốc gia. Năm 2009 và 2010, ông chủ trì thực hiện “Báo cáo năng lực cạnh tranh…

View original post 866 more words

Video

Right here waiting for you

Video

Tôi thực sự yêu em

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CỦA QUY TRÌNH

Quy trình là trái tim của Doanh nghiệp

Khi chúng tôi tư vấn hoàn thiện quy trình cho một công ty đào tạo, vấn đề đặt ra là làm sao biết các quy trình mới hiệu suất hơn quy trình hiện nay. Quy trình mới phải thực hiện công việc nhanh hơn, ít tốn kém hơn. Để có cơ sở đối chiếu ta cần phải xác định chi phí của quy trình hiện nay. Dưới đây là cách xác định chi phí cho quy trình tuyền sinh, gồm ba bước là sàng lọc đối tượng, tư vấn cho học viên, và làm thủ tục nhập học.

View original post 576 more words

9 NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG TRĂNG ĐEN BẤT BIẾN DÀNH CHO START-UP

 

Hôm trước, trong hội thảo về Truyền thông – Tiếp thị và Big Data do anh Đạt (CTO của FPT Online) làm diễn giả, có một bạn đã đặt câu hỏi rằng bạn có khả năng làm ra sản phẩm tốt hơn (một phần) sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường. Nhưng nguồn lực của bạn hạn chế nhiều cái, bạn có nên start-up với sản phẩm này không?

Các khách mời đã tư vấn một số vấn đề cho bạn đặt câu hỏi và chốt lại rằng rất khó có câu trả lời cụ thể. Tất nhiên, vì đây không phải là hội thảo của mình nên không thể “cướp diễn đàn” để trả lời thay cho diễn giả. Nhưng mình rất muốn tư vấn cho bạn ấy, vì câu hỏi này thuộc dạng “kinh điển”, hầu như tiếp cận với startup nào mình cũng thấy họ có trăn trở y hệt kiểu này!

Đúng như các khách mời hôm đó là anh Hiển và anh Đạt có nói, tự người đặt câu hỏi mới ra quyết định yes/no trong trường hợp này được, nhưng mình xin cung cấp thêm một vài thông tin gợi ý để việc ra quyết định của bạn được dễ dàng hơn nhé. Với lưu ý rằng, chia sẻ dưới đây thể hiện quan điểm cá nhân của mình dựa trên kinh nghiệm tư vấn thực tế và quan sát – đánh giá thị trường, nó không mang hàm ý sách vở học thuật.

THỨ NHẤT,
mình cho rằng sẽ không có bất cứ doanh nghiệp nào “chết” nếu họ có đủ vốn để chịu lỗ trong một khoảng thời gian (rất) dài. Mình thường nói vui với các bạn nhờ mình tư vấn rằng nếu có đủ tiền chịu lỗ trong 10 năm thì bạn start-up cái gì cũng thành công. Bất kể thị trường biến động thế nào, đối thủ của bạn là ai và bạn kinh doanh mặt hàng gì. Bởi vì đặc thù của kinh doanh là nhạy bén nắm bắt cơ hội và có khả năng thích ứng với sự thay đổi. Làm sai thì sửa, làm sao mà chết được! Chỉ có điều, khi phạm sai lầm, các start-up không còn đủ tiền để mà thay đổi. Khi lựa chọn sai làn đường, các start-up không còn lực để nhảy qua làn đường kế tiếp trong một cuộc đua. Các start-up sẽ nuối tiếc nhìn cơ hội vụt qua trước mắt. Tóm lại, các start-up phải hành xử theo kiểu con nhà nghèo.

THỨ HAI,
là founder một start-up, đừng bao giờ để cụm từ “nghiên cứu thị trường” làm mờ mắt bạn. Bạn chẳng bao giờ cần phải nghiên cứu cái thị trường nào cả. Tất cả là lý thuyết vớ vẩn thôi. Câu hỏi duy nhất bạn cần trăn trở, đó là “sản phẩm của bạn cung cấp giá trị gì cho xã hội?”. Nếu trả lời được câu này, hãy bắt tay vào làm việc và làm việc. Tạo ra sản phẩm và đưa nó ra thị trường. Bán hàng là cách nghiên cứu thị trường tốt nhất, đúng đắn nhất và hiệu quả nhất. Nhưng, phải luôn nhớ bạn là “con nhà nghèo”, cho nên…

THỨ BA,
… đừng bao giờ “chuyên nghiệp hóa” khi bạn làm start-up! Có một ý tưởng tốt hay một sản phẩm hay ho, kêu gọi 5-7 ông gom tiền vào lập công ty để start-up là cách hành xử không phải của con-nhà- nghèo. Ngay cả khi ý tưởng của bạn được các đại gia đỡ đầu từ trong trứng nước cũng không nên lập công ty. Đừng bao giờ trả tiền cố định cho văn phòng, điện nước, máy lạnh, máy in, máy fax, bàn ghế chỗ ngồi. Cứt của bạn rất quý nên hãy sử dụng toilet ở nhà, không cần phải trả tiền cho một building cao tầng để làm việc đó. Cũng không nên thuê 1 designer, 1 kế toán, 1 lập trình, 1 PR riêng vì các nhân sự này thường sẽ không thể làm việc hết công suất trong start-up sau 2-3 tháng.

THỨ TƯ,
Đừng bao giờ để mấy thằng làm truyền thông (như tôi) nó lừa bịp bạn. Đừng có nghe tụi làm truyền thông chém gió và hù dọa. Việc quan trọng nhất là bán hàng. Tức là, hãy gầy dựng đội sale thật giỏi thay vì cuống đít lên nhờ tư vấn truyền thông. Thằng nào gõ cửa kêu xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu chuyên nghiệp thì trùm mền đánh chết mẹ nó đi. Bạn phải tự học một số kiến thức tối thiểu của thương hiệu và tự làm “thương hiệu kiểu start-up”. Một lần nữa phải nhắc lại, là xin đừng chuyên nghiệp!

THỨ NĂM
Để bán được hàng, bạn (và những đồng chí khác làm sale cho bạn) phải hiểu-sản-phẩm và phải yêu-sản-phẩm. Nếu bạn bán được hàng, tức là bạn làm truyền thông giỏi. Khi bạn nói với ai đó, thuyết phục để họ chấp nhận mua sản phẩm, tức là bạn đã hoàn thành mục tiêu của việc truyền thông trực tiếp rồi đấy. Một chuyên gia truyền thông muốn tư vấn cho bạn thì cũng phải hỏi bạn cặn kẽ về sản phẩm cho đến khi thật hiểu, và họ giúp bạn đi nói với nhiều người khác thông qua phương tiện khác, trên diện rộng hơn mà thôi. Nếu chưa có sale giỏi thì đừng làm truyền thông.

THỨ SÁU
Đừng bao giờ nghĩ rằng Internet có thể giúp bạn ngay lập tức quảng bá sản phẩm tới hàng triệu người mà chẳng mất gì. Như thế là bị hoang tưởng đấy! Công thức để quảng bá là (hiệu quả) = (content tốt) + (kênh quảng bá rộng). Bạn muốn truyền thông thì phải có tiền. Không có tiền thì phải có kênh. Không có kênh thì phải có quan hệ. Không có quan hệ thì phải có khả năng tự làm content tốt. Content tốt thì hoặc là bạn bỏ tiền ra thuê người làm, hoặc là bạn đi nhờ, hoặc là bạn tự làm; Kênh quảng bá rộng thì hoặc là bạn tự có, hoặc là bạn đi thuê, hoặc là bạn đi nhờ vả. Đó, đơn giản thế thôi. Hoặc là mất tiền, hoặc là mất quan hệ, hoặc là mất thời gian. Thích mất cái gì thì mất. Còn muốn “chẳng mất gì” thì thôi leo lên đầu làm cha người khác chứ làm start-up chi thêm mệt người ra.

THỨ BẢY 
Câu “tôi có khả năng làm sản phẩm tốt hơn sản phẩm hiện có” chẳng có nghĩa lý gì cả. Bởi vì khách hàng mua sản phẩm của bạn do họ NGHĨ RẰNG nó tốt hơn, chứ không phải vì nó thực sự tốt hơn. Cho nên, nếu bạn có khả năng làm cho khách hàng nghĩ rằng sản phẩm của bạn tốt hơn thì OK. Để làm được điều đó, bạn không cần làm ra một sản phẩm tốt hơn TOÀN DIỆN, chỉ cần làm ra một sản phẩm tốt hơn một khía cạnh nào đó rồi mang cái “khía cạnh” đó đi nói, thế là bạn bán được hàng.

THỨ TÁM
Nếu cái “khía cạnh tốt hơn” đó của bạn được 100 người yêu thích, thì bạn có 100 khách hàng, thế là start-up của bạn sẽ fail sau 6 tháng và vài trăm triệu sẽ lên đường. Nhưng nếu cái “khía cạnh tốt hơn” đó bán được cho 100.000 người thì bạn thành tỷ phú đô-la, bạn sẽ thành ông lọ bà chai. Thích nhé! Cái đấy gọi là “độ lớn thị trường”. Nếu sản phẩm bạn định làm đã có sản phẩm tương tự trên thị trường (99,99% là như thế) thì cũng không sao. Tại vì chưa chắc đối thủ đã chiếm chọn 100% thị phần. Cho dù họ có là “ông lớn”. Vẫn luôn có một phần miếng bánh dành cho một start-up là bạn. Ít nhất là có thể tồn tại dặt dẹo và chờ thời được, nếu bạn làm sale tốt.

THỨ CHÍN
Nếu 0,01% thị trường còn lại không sản sinh ra đủ lợi nhuận để start-up của bạn tồn tại thì cũng… vẫn không sao! Bạn có thể thuyết phục những người chưa bao giờ có ý định dùng sản phẩm bây giờ dùng sản phẩm. Cái đấy gọi là “educate khách hàng”, mở rộng thị trường hay field-force. Nghe rất tây. Thực ra là hết nạc thì vạc đến xương. Chống đói qua ngày.

TÓM LẠI
1- Hãy nghiên cứu thị trường bằng làm thử
2- Hãy làm thử bằng cách chi tiền thử, đừng chi tiền thật
3- Hãy đa-zi-năng hóa các founder và đừng chuyên nghiệp
4- Hãy gầy dựng đội sale trước khi làm truyền thông và thương hiệu
5- Hãy đào tạo đội sale thật hiểu sản phẩm trước khi đi bán hàng
6- Hãy lấy công làm lãi khi truyền thông trên Internet
7- Hãy đừng “tốt hơn” toàn diện, chỉ cần “tốt hơn” một phần
8- Hãy chấp nhận đánh bắt xa bờ, chiếm lấy thị phần “không ai thèm ngó”
9- Hãy nhớ bạn có thể educate khách hàng nếu thị phần quá nhỏ